Giới thiệu

Giới thiệu chung

Khoa Khoa học Cơ bản – Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh được thành lập năm 1994 có chức năng, nhiệm vụ giảng dạy và quản lý đào tạo sinh viên năm thứ nhất, giảng dạy các môn khoa học cơ bản cho sinh viên năm thứ hai đến năm thứ sáu thuộc 6 khoa chuyên ngành. Ngoài ra, Khoa Khoa học Cơ bản còn giảng dạy cho các đối tượng sau đại học: Cao học, Nghiên cứu sinh, Chuyên khoa 1, Chuyên khoa 2 và Nội trú.

TRƯỞNG KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN QUA CÁC THỜI KỲ

  • 1994 – 2005: NGƯT.PGS.TS. Nguyễn Hoàng Hà
  • 2005 – 2007: GS.TS. Trương Đình Kiệt (Phụ trách Khoa)
  • 2007 – 2011: ThS. Hoàng Đình Bình
  • 2011 – 2016: TS. Trần Đình Thanh
  • 2016 – 2022: TS. Trần Phiên
  • 2022 – nay: PGS.TS. Đặng Văn Hoài

Bộ môn

Khoa Khoa học Cơ bản có 9 Bộ môn:

  • Toán

  • Vật lý

  • Hóa học

  • Sinh học

  • Lý luận Chính trị

  • Ngoại ngữ

  • Giáo dục thể chất 

  • Tin học.

  • Giáo dục Quốc phòng (1994 - 2022).

 

VĂN PHÒNG KHOA

Gồm 03 tổ nghiệp vụ: Tổ Hành chính – Tổ chức, Tổ Quản lý Đào tạo, Tổ Hợp tác Quốc tế - Nghiên cứu Khoa học.

ĐƠN VỊ

Đơn vị Đảm bảo Chất lượng Giáo dục Khoa.

ĐÀO TẠO 

Khoa có nhiệm vụ quản lý đào tạo và giảng dạy các học phần: Xác suất – Thống kê, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Lý luận Chính trị, Ngoại ngữ, Giáo dục Thể chất, cho tất cả sinh viên năm thứ nhất bao gồm nhiều đối tượng thuộc 6 khoa chuyên ngành bao gồm: Khoa Y (Bác sĩ Y khoa), Khoa Y học Cổ truyền (Bác sĩ Y Học Cổ truyền), Khoa Dược (Dược học), Khoa Răng Hàm Mặt (Bác sĩ Răng Hàm Mặt, Cử nhân Kỹ thuật Phục hình răng), Khoa Y tế công cộng (Bác sĩ Y học Dự phòng, Cử nhân Y tế Công cộng, Cử nhân Dinh Dưỡng), Khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học (Cử nhân Điều dưỡng, Cử nhân Phục hồi chức năng, Cử nhân Kỹ thuật Xét nghiệm y học, Cử nhân Kỹ thuật hình ảnh y học, Cử nhân Hộ Sinh, Cử nhân Gây mê hồi sức)

  • Từ năm 1994 đến 2015, chương trình giảng dạy các môn khoa học cơ bản được thực hiện theo phương thức niên chế kết hợp học phần (ĐVHT).
  • Từ năm 2016, chương trình đào tạo được chuyển đổi theo học chế tín chỉ (riêng sinh viên Y, Răng Hàm Mặt giảng dạy theo module), chương trình đào tạo dựa trên chuẩn đầu ra, chuẩn năng lực chuyên ngành, phương pháp giảng dạy tích hợp, lồng ghép. Các Bộ môn Ngoại ngữ, Tin học và Tổ Triết học của Bộ môn Lý luận Chính trị còn tham gia giảng dạy cho các đối tượng sau đại học.

Theo định hướng phát triển của Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, Khoa KHCB còn được giao nhiệm vụ mở mã ngành mới bao gồm Vật lý Y khoa, Khoa học Dữ liệu.

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Khoa Khoa học Cơ bản luôn đặt nhiệm vụ nghiên cứu khoa học là một trong hai nhiệm vụ trọng tâm. Các lĩnh vực nghiên cứu gồm: nghiên cứu cơ bản và cơ sở, nghiên cứu ứng dụng và triển khai kỹ thuật mới, nghiên cứu khoa học giáo dục.

Các đề tài nghiên cứu khoa học tập trung vào các mảng, chủ yếu như: chiết xuất phân lập, xác định cấu trúc các hợp chất có nguồn gốc tự nhiên, tổng hợp hoá học cấu trúc phân tử tương tự cấu trúc hợp chất tự nhiên có tiềm năng hoạt tính sinh học; Nghiên cứu hạt nano từ có ứng dụng trong sinh học phân tử, nghiên cứu di truyền học; Giải pháp phần mềm ứng dụng trong giảng dạy, đào tạo, quản lý; ứng dụng toán học trong nghiên cứu khoa học sức khỏe; Nghiên cứu phương pháp giảng dạy ngoại ngữ chuyên ngành y học; Nghiên cứu khoa học xã hội, Nghiên cứu Khoa học giáo dục.

Từ khi Khoa thành lập năm 1994 đến nay, số lượng đề tài NCKH cấp cơ sở của Khoa trung bình là 10 đề tài/năm. Các đề tài nghiên cứu của Khoa KHCB được thực hiện chủ yếu tại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh và các Trường Đại học tại Việt Nam, một số đề tài được thực hiện kết hợp với các Trường Đại học ở một số nước như Anh, Úc, Áo, Đan Mạch, Pháp.

Số lượng bài báo trong nước là 8 bài báo/năm và Quốc tế là 4 bài báo/năm.

ĐÀM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

Công tác đảm bảo chất lượng giáo dục luôn được Khoa Khoa học Cơ bản quan tâm và chú trọng:

  • Tập huấn công tác ĐBCLGD triển khai Bộ tiêu chuẩn gồm 11 tiêu chuẩn, 50 tiêu chí đánh giá chất lượng chương trình đào tạo.
  • Tập huấn công tác ĐBCLGD, triển khai Bộ tiêu chuẩn gồm 25 tiêu chuẩn, 111 tiêu chí đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học đến toàn thể viên chức.
  • Thành lập Ban Đảm bảo Chất lượng Giáo dục nay là Đơn vị ĐBCLGD với các nhiệm vụ trọng tâm: tham mưu đề xuất cho Ban Chủ nhiệm Khoa các giải pháp về đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học; khảo sát lấy ý kiến các bên liên quan, thực hiện qui trình cải tiến liên tục PDCA; triển khai các hoạt động theo Bộ tiêu chuẩn đánh giá toàn bộ hoạt động của CSGD đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng đến Bộ tiêu chuẩn AUN-QA. - Ngoài ra, Đơn vị ĐBCLGD đã xây dựng, thực hiện các quy trình thao tác chuẩn SOP trong hoạt động đào tạo, kiểm tra đánh giá; kết hợp với các Khoa trong thực hiện đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy, lượng giá sinh viên; xây dựng ngân hàng câu hỏi, thi trắc nghiệm trên máy và chấm trên máy.
  • Tham gia kiểm định chương trình đào tạo của các Khoa theo tiêu chuẩn MOET và AUN – QA.
  • Khoa cử giảng viên tham gia công tác Kiểm định viên và Đoàn đánh giá ngoài cấp cơ sở và cấp chương trình đào tạo.

Với những nguồn lực về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, viên chức được đào tạo chính quy và sự quan tâm của lãnh đạo các đơn vị Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, Khoa KHCB sẽ phát triển vững mạnh, bền vững, xứng đáng vai trò giáo dục, đào tạo kiến thức kỹ năng, tự chủ, trách nhiệm cho sinh viên về lĩnh vực KHCB, thực hiện sứ mạng phục vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, NCKH góp phần bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

BAN CHỦ NHIỆM KHOA

  • Trưởng khoa: PGS.TS. Đặng Văn Hoài
  • Phó Trưởng khoa: Ths. Nguyễn Thanh Phong

LIÊN HỆ